Hồn quê hương, hồn dân tộc tự ngàn đời vẫn chảy mãi trong thơ văn. Cội nguồn được gìn giữ và tiếp nối trong dòng sông thi ca dân tộc. Tinh thần Việt là lòng yêu sâu thẳm con người, quê hương, giống nòi ...... và ngôn ngữ thi ca là nơi chất chứa tâm hồn ấy. Lịch sử văn học dân tộc ghi dấu những con sông lớn, vĩ đại như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh ... hay những ngọn thác hào hùng reo vang Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tố Hữu... Nhưng ý nghĩa của những con suối âm thầm chảy cả một đời cho thơ như Yến Lan dường như rơi vào quên lãng. Trong lời tựa tập “Thơ Yến Lan”, Chế Lan Viên viết: “Có nhiều lí do. Nhưng thơ là cái đẹp lặng im, đi lầm lũi trong im lặng. Nếu không ai nhắc đến, chỉ ra, gọi tên, tán dương thì nó bị vùi lấp đi, đầu là trong im lặng mà sau là trong lãng quên” Thật vậy, có ai biết bao nhiêu con suối nhỏ vẫn âm thầm chảy không ngừng nghỉ, bền bỉ, dạt dào cho một tình yêu quê hương. Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Chuyên ngành Văn học Việt Nam Người hướng dẫn: PGS.TS Lê Tiến Dũng Tác giả: Trần Tiến Thành Số trang: 126 File PDF-SCAN Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2005 Link Download https://drive.google.com/file/d/1YmCp4o5-MIzdj8tQv15VWxCBL2IkjpzEhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1