Trong một thời gian dài, khi nghiên cứu về loại hình kịch, người ta thường nghĩ đến kịch Phương Tây (cả về lí luận và tác phẩm) và thường xem đó là thước đo để đánh giá một số nền kịch khác. Thế nhưng trong tiến trình lịch sử văn học, kịch Ấn Độ đã chứng minh tính độc lập với những đặc trưng rất riêng biệt của mình. Đồng thời kịch Ấn Độ cũng rất gần gũi với kịch truyền thống Phương Đông. Là một loại hình nghệ thuật, nhưng không như ở các nước khác, kịch cổ điển Ấn Độ không chỉ đơn thuần là để giải trí mà còn thể hiện rõ tinh thần Ấn Độ, mang những đặc điểm về tôn giáo, tư duy, triết lý sống của người Ấn Độ. Kịch cổ điển cũng đã góp phần rất lớn vào bản sắc văn hóa Ấn, một nền văn hóa thiên về chiều sâu của bản chất và đậm màu sắc tâm linh. Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Chuyên ngành Văn học nước ngoài Người hướng dẫn: PGS.TS. Phan Thu Hiền Tác giả: Huỳnh Hoa Hồng Tú Số trang: 74 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2008 Link Download https://dlib.hcmue.edu.vn/handle/SPHCM/18609 https://drive.google.com/file/d/1-pbg8GMYcW8H0PtmAN_H8S7Gn7A3zfK1https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1