Văn học các dân tộc thiểu số là một bộ phận quan trọng của văn học Việt Nam. Bằng sự độc đáo riêng biệt của mình, văn học dân tộc thiểu số (DTTS) đã góp phần tạo nên sự đa sắc diện cho nền văn học Việt Nam hiện đại và trở thành một bộ phận có vai trò, vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống văn học. Trong đó, truyện ngắn dân tộc thiểu số miền núi đã có một quá trình nỗ lực tự hoàn thiện để hòa nhập với trình độ phát triển chung của văn học nước nhà. Truyện ngắn DTTS ngày càng có xu hướng cởi bỏ những trì níu đã lỗi thời của cách tư duy thô mộc. Tiếp tục kế thừa truyền thống nhưng ít nhiều đã thấy cốt truyện linh hoạt, biến ảo hơn, nhân vật đa chiều, phóng túng và gần với đời thực hơn. Trong đội ngũ các nhà văn là người dân tộc thiểu số Việt Nam, nhà văn dân tộc Tày - Hà Lâm Kỳ đã đóng góp cho truyện ngắn dân tộc thiểu số một phong cách riêng mang đậm bản sắc văn hóa Tày và màu sắc riêng của quê hương Yên Bái. Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Văn học Việt Nam Hướng dẫn: PGS. TS. Cao Thị Hảo Tác giả: Chu Thị Len Số trang: 95 File PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên 2018 Link Download http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Chi-tiet/the-gioi-nghe-thuat-truyen-ngan-ha-lam-ky-61549.html https://drive.google.com/uc?id=1-O6PrCzEv6OsyBiNTbkjDQu8mK_t1jn2https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1