Vào những năm đầu thế kỷ XX, cùng với công cuộc khai thác thuộc địa quy mô lớn của thực dân Pháp, hàng loạt những biến động lớn đã diễn ra trong lòng xã hội Việt Nam. Do sự xâm nhập của văn hóa phương Tây, cộng với việc hàng loạt các nhà in, các tờ báo ồ ạt ra đời, và sự xuất hiện của các tầng lớp thị dân, tiểu tư sản, trí thức Tây học với những nhu cầu giải trí mới, nên nhiều thể loại văn học mới đã ra đời, trong đó có tạp văn - một thể loại trung gian giữa văn học và báo chí. Từ bấy đến nay, do chịu sự chi phối của hoàn cảnh lịch sử, cũng như nhiều thể loại văn học khác, thể loại tạp văn ở Việt Nam cũng đã phải trải qua những bước thăng trầm trong từng giai đoạn khác nhau. Và phải đến sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), khi tất cả các phương diện của đời sống bắt đầu đi vào guồng quay của công cuộc đổi mới, văn học nghệ thuật nói riêng có điều kiện được sống trong một môi trường cởi mở, tư tưởng được giải phóng hoàn toàn, thì tạp văn mới thực sự có được sức bật lớn và tạo ra tiếng vang trong đời sống văn học. Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Văn học Việt Nam Người hướng dẫn: PGS.TS. Võ Văn Nhơn Tác giả: Bùi Ngọc Anh Số trang: 145 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2010 Link Download https://drive.google.com/file/d/1izPUt24gz1bS3_3md3n3SqbyU2TCAezGhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1