Luận Án Tiến Sĩ Tiến Trình Quan Hệ Kinh Tế Hoa Kỳ - Việt Nam Giai Đoạn 2000-2012

Discussion in 'Chuyên Ngành Xã Hội Học' started by admin, May 5, 2016.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    [​IMG]
    1.1. Từ sau năm 2000, quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam đã được nâng lên một tầm cao mới, quan hệ kinh tế đã có sự biến đổi về chất so với các giai đoạn trước. Đi tìm lời giải cho nguyên nhân của những biến đổi đó, có thể có nhiều cách tiếp cận, nhưng không thể tách rời những nguyên lý của chủ nghĩa Marx-lenin và phương pháp luận sử học macxit, theo đó “chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế” và “chính trị là kinh tế cô động lại”. Điều này khẳng định tính thứ hai của chính trị so với tính thứ nhất của kinh tế. Vì vậy, việc đi sâu nghiên cứu quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam dưới góc độ Sử học là một đóng góp mới, giải đáp một cách thuyết phục nhất sự biến đổi về chất của mối quan hệ này trong suốt lịch sử bang giao gần 200 năm giữa hai quốc gia.

    1.2. Trên cơ sở kế thừa, hệ thống hóa các công trình đã nghiên cứu về từng lĩnh vực cụ thể của quan hệ kinh tế trong từng thời kỳ nhất định (chủ yếu ở khía cạnh Kinh tế học), kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần tái hiện một cách có hệ thống dưới góc độ Sử học bức tranh của tiến trình quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012. Đặt vấn đề nghiên cứu quan hệ kinh tế song phương giai đoạn này và có sự so sánh với tổng thể quan hệ những giai đoạn trước, luận án đã tạo ra điểm mới, đóng góp tích cực nhằm tăng tính Sử học của công trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế quốc tế nói chung, quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam nói riêng.
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
    1.3. Từ những định chế hợp tác kinh tế song phương cùng kết quả đạt được trên thực tiễn quan hệ, luận án đánh giá những tác động của Hiệp định Thương mại song phương (BTA) và việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) như là một động lực mạnh mẻ tạo ra giai đoạn phát triển mới, có sự thay đổi về chất trong quan hệ thương mại và đầu tư song phương những năm 2000 – 2006 và 2007 – 2012.

    1.4. Trên cơ sở hệ thống các nhân tố tác động đến quan hệ kinh tế song phương và diễn biến của quá trình này, luận án đã khái quát một cách độc lập những đặc điểm và tính chất của quan hệ kinh tế Hoa Kỳ - Việt Nam.

    1.5. Từ những kết quả đạt được, luận án bước đầu đưa ra những nhận xét, đánh giá độc lập về những thành tựu và hạn chế ở cả hai phía, những vấn đề đặt ra và giải pháp khắc phục, đồng thời đánh giá triển vọng và dự báo xu thế vận động của mối quan hệ trong những năm tới.
    • Luận án tiến sĩ lịch sử
    • Chuyên ngành lịch sử thế giới
    • Mã số: 62.22.03.11
    • Họ tên nghiên cứu sinh: Lê Viết Hùng
    • Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Tận; PGS.TS Hoàng Văn Hiển
    • 209 Trang
    • File PDF
    • Trường ĐH Khoa Học Huế 2013
    Link Download
    https://docs.google.com/viewerng/vi...tachments/article/899/1.LeVietHung_TomTat.pdf
    https://docs.google.com/viewerng/vi...achments/article/899/2.LeVietHung_NoiDung.pdf
    https://docs.google.com/viewerng/vi...ents/article/899/3. LeVietHung_DongGopMoi.pdf
     

Share This Page