Tiếp Nhận Truyện Kiều Dưới Góc Nhìn Nhạc HọaMặc dù phải trải qua đời sống thăng trầm nhưng cuối cùng Truyện Kiều đã được mọi người thừa nhận là tập đại thành, hòn ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam, xứng danh với tên gọi "Đại Việt thiên thu tuyệt diệu từ"(Lời văn hay để lại nghìn năm nước Việt) (Phan Thạch Sơ). Gần hai trăm năm qua "Người Việt đã tắm gội trong dòng suối Hồng Lĩnh kia, để tự nuôi dưỡng và khám phá những châu ngọc còn ẩn giấu, mỗi người theo một cách riêng"[ 85,1]. Có người đi tìm cái hay cái đẹp trong văn chương Truyện Kiều, có người đi tìm những tư tưởng giá trị tiềm ẩn trong tác phẩm, có người đi tìm phong cách riêng của thi hào, có người mượn Truyện Kiều để đố Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều, song cũng có người xem Truyện Kiều là nguồn cảm hứng, đề tài sáng tác: sáng tác nhạc, sáng tác thơ, xây dựng một dàn hợp xướng, soạn ca vũ nhạc kịch, vẽ tranh minh hoa, dàn dựng vở diễn đưa lên sân khấu. Với một mảnh đất lắm người khai phá thì việc khám phá thêm những điều mới mẻ chắc không phải là dễ. Nhưng với lòng say mê Truyện Kiều, trân trọng một kiệt tác văn học, người viết luận văn cố gắng tiếp cận Truyện Kiều ở một góc nhìn khác, góc nhìn nhạc-hoạ với hy vọng tìm ra vài điều có ích. Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thu Yến Tác giả: Trần Đình Khiêm Số trang: 139 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh 2003 Link Download http://nitroflare.com/view/3B2D57F8BC62C5C https://drive.google.com/uc?id=1hIg5xHKeiaJEknxvDB2TRwhza05PoRZQhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1