Sự bùng nổ của các lý thuyết văn học ở thế kỉ XX tạo nên một bức tranh văn học phong phú, sôi động. Có thể kể đến sự ra đời hàng loạt các lý thuyết như phê bình phân tâm học, lý luận hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh, lý thuyết tiếp nhận, lý thuyết đối thoại của Bakhtin, chủ nghĩa cấu trúc… Khái niệm tính liên văn bản (intertextuality) xuất hiện trong bối cảnh ấy và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống nghiên cứu và phê bình văn học. Theo lý thuyết này, mỗi văn bản là “bức khảm các trích dẫn”, “là sự hấp thụ và chuyển hóa các văn bản khác”, là “không gian tiếng vọng”, là “bội số văn bản” không thể tính đếm (R.Barthes). Mỗi văn bản khi được viết ra không còn được nhìn nhận như một thực thể “đóng kín”, một khối tự trị mà đó là giao điểm của vô vàn văn bản. Có thể nói, sự ra đời của lý thuyết liên văn bản đã làm thay đổi diện mạo của đời sống văn học, phá vỡ những quan niệm văn học tồn tại trước đó. Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Văn học Việt Nam Người hướng dẫn: PGS. TS. Ngô Minh Hiền Tác giả: Võ Thị Ni Na Số trang: 105 Kiểu file: PDF_TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng 2019 Link Download http://thuvien.ued.udn.vn/handle/TVDHSPDN_123456789/56350 https://drive.google.com/file/d/1Hou-OAuqQ2WEw6LheAYctF1x0w5bBJyihttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1