Trong nhiều năm gần đây nghiên cứu văn học trong mối quan hệ với văn hóa, nhất là văn hóa dân gian đã trở thành một khuynh hướng nổi bật với nhiều công trình có giá trị. Bởi tác phẩm văn học là thành quả, tinh hoa văn hóa truyền thống của một dân tộc. Nó kết tinh trong mình những giá trị đạo đức, tư tưởng, ngôn ngữ… mà cả dân tộc đó đã xây dựng và lưu giữ qua hàng ngàn năm tồn tại. Và nhà văn, chủ thể của quá trình sáng tạo cũng là sản phẩm văn hóa. Họ sinh ra, lớn lên trong cái nôi văn hóa truyền thống của dân tộc, văn hóa dân gian, hấp thu những gì tinh túy nhất để chuyển tải vào tác phẩm, thông qua những hình tượng văn học gửi gắm một thông điệp, một ý nghĩa tinh thần nào đó. Bên cạnh đó, với kho tàng kiến thức, nghệ thuật…đồ sộ của mình, văn hóa dân gian đã trở thành đối tượng hấp dẫn, và là nguồn cảm hứng vô tận cho hoạt động sáng tác văn chương. Nó ảnh hưởng không chỉ trong nội dung tư tưởng mà còn tác động đến cả hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó cho thấy giữa văn học và văn hóa, văn hóa dân gian có mối quan hệ bền chặt, tác động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Văn học Việt Nam Người hướng dẫn: PGS. TS. Phan Thị Thu Hiền Tác giả: Lê Huyền Trang Số trang: 126 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2014 Link Download https://drive.google.com/file/d/1Eib2dZP-8apqvCkpfZVZTT87hGrDo_Lthttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1