Bước sang đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam đã thực sự chuyển mình. Lúc này văn học dân tộc đã chuyển sang một phạm trù khác và một tư duy nghệ thuật khác, mà phạm trù và tư duy nghệ thuật này hoàn toàn khác với phạm trù và tư duy nghệ thuật trước đó. Đây là quá trình hiện đại hóa văn học nước nhà. Quá trình này diễn ra chưa đầy nửa thế kỷ nhưng lại có một nhịp độ và tốc độ phát triển mau lẹ, nói như nhà phê bình Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại là “ở nước ta, một năm đã có thể như 30 năm của người” [55]. Nếu ở giai đoạn từ đầu thế kỷ đến năm 1932 là chặng đường đầu tiên có nhiệm vụ đặt nền cho công cuộc hiện đại hóa văn học, mà giáo sư Trần Đình Hượu gọi là giai đoạn văn học giao thời [28], thì sang chặng đường 1932 – 1945 công cuộc hiện đại hóa văn học đã phát triển đến mức hoàn thiện. Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Văn học Việt Nam Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Công Lý Tác giả: Huỳnh Thị Thu Thúy Số trang: 176 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2006 Link Download https://drive.google.com/file/d/1Afk80v7eu0om5D2FnsphH6pUHg4deAGxhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1