Luận Án Tiến Sĩ Tiểu Thuyết Việt Nam Từ 1986 Đến 2000 Nhìn Từ Lý Thuyết Tự Sự

Discussion in 'Chuyên Ngành Văn Học Việt Nam' started by admin, Apr 18, 2023.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2023-4-18_0-19-23.png
    Những năm gần đây, tự sự học đã trở thành một lĩnh vực lý luận văn học thu hút sự chú ý rộng rãi của giới nghiên cứu Việt Nam nhờ vai trò của nó đối với việc tìm hiểu các phương diện của nghệ thuật trần thuật (nghệ thuật kể chuyện) trong tác phẩm tự sự, trong đó có tiểu thuyết. Tự sự học quan tâm nghiên cứu cả kết cấu tổ chức văn bản tự sự lẫn cách thức kể, quá trình thực hiện hoạt động trần thuật và mối quan hệ giữa hành động này với chủ thể và đối tượng của nó. Tự sự học còn cung cấp những công cụ lý thuyết quan trọng để tìm hiểu những đặc điểm nghệ thuật đặc sắc trong việc lựa chọn, sắp xếp, tổ chức chất liệu ngôn từ biểu đạt cũng như những bình diện cấu trúc của các tác phẩm tự sự như: các dạng thức trình bày, tổ chức điểm nhìn trần thuật, người kể chuyện, thời gian trần thuật, vai, diễn ngôn trần thuật… Vì vậy, việc ứng dụng tự sự học vào việc nghiên cứu các phương diện nghệ thuật khác nhau của trần thuật là một hướng tiếp cận có ý nghĩa lớn nhằm khám phá sâu hơn cấu trúc văn bản tự sự, đặc biệt là cấu trúc tiểu thuyết với những dấu hiệu đặc thù của nghệ thuật trần thuật.
    • Luận án tiến sĩ ngữ văn
    • Chuyên ngành văn học Việt Nam
    • Mã số : 62 22 34 01
    • Tác giả: Phạm Thị Thùy Trang
    • Hướng dẫn: Phùng Quý Nhâm
    • 215 Trang
    • File PDF-TRUE
    • ĐH Sư Phạm TPHCM 2016
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1c1qwhrQbm_rDWiYHik4s2lFZf01BNZ6u
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page