Luận Văn Tốt Nghiệp Tìm Hiểu Nhận Thức Và Thái Độ Hành Vi Của Người Dân Về Ô Nhiễm Môi Trường Trong Việc Phân Loại

Discussion in 'Chuyên Ngành Khoa Học Môi Trường' started by nhandanglv123, Jul 28, 2018.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Tìm Hiểu Nhận Thức Và Thái Độ Hành Vi Của Người Dân Về Ô Nhiễm Môi Trường Trong Việc Phân Loại, Thu Gom Và Xử Lý Rác Thải Sinh Hoạt Tại Xã La Hiên, Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên
    Trong những năm gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường luôn là vấn đề quan tâm của toàn xã hội. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Trong đó, rác thải sinh hoạt chưa được thu gom xử lý thích hợp là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Theo số liệu thống kê hiện nay tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Việt Nam ước tính khoảng 12,8 triệu tấn/năm, trong đó khu vực đô thị là 6,9 triệu tấn/năm (chiếm 54%) lượng chất thải rắn còn lại tập trung tại các huyện lỵ, thị xã, thị trấn. Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị đến năm 2020 sẽ là khoảng 22 triệu tấn/năm. Đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường lớn như vậy để đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ môi trường không phải chỉ ở các cơ quan chức năng chính quyền địa phương mà còn cần sự phối hợp thực hiện chặt chẽ của mỗi người dân. Vì bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, mỗi người dân đều phải có trách nhiêm với hành động của mình khi gây tác động đế môi trường. Việc giải quyết rác thải sinh hoạt (thu gom, phân loại và xử lý) là một yêu cầu bức thiết, quan trọng cần sự tham gia của tất cả mọi người, đồng thời cần sự phối hợp của cơ quan chức năng (sở Giao thông công chính, sở Tài nguyên và Môi trường,…).
    • Luận văn tốt nghiệp Môi Trường
    • Chuyên ngành Khoa học Môi Trường
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lương Văn Hinh
    • Tác giả: Nguyễn Thị Hải Yến
    • Số trang: 84
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2015
    Link Download
    http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=9735
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page