Truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây” là dấu khắc trong tâm thức văn hóa của người Việt Nam, được hun đúc mạnh mẽ và sâu sắc trong giai đoạn khẩn hoang lập ấp ở Tây Nam Bộ. Đặc biệt là sự tri ân và tôn vinh đối với những bậc tiền nhân đã đem trí tuệ, tài năng, lòng dũng cảm, đức hy sinh để bảo vệ đất nước và xây dựng xóm làng. Đối với nhân dân họ đã trở thành hình tượng đẹp, sự đấu tranh dũng cảm, kiên cường chống xâm lược sẵn sàng xả thân vì đại nghĩa của họ là những tấm gương sáng cần được tôn thờ để đời sau noi theo. Cho đến hôm nay, chiến công và sự hy sinh của các vị anh hùng: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Tứ Kiệt, Thiên Hộ Dương, … là hình tượng bất tử trong niềm tin của cộng đồng người Tây Nam Bộ. Những cơ sở thờ tự với một quy trình lễ hội có tính quy chuẩn và phổ biến ở các tỉnh thành là minh chứng sống động, hùng hồn cho sức mạnh niềm tin của con người đối với nhân vật được tôn thờ. Luận án tiến sĩ Văn hóa Chuyên ngành Văn hóa học Người hướng dẫn: GS.TS Nguyễn Chí Bền Tác giả: Phạm Văn Phương Số trang: 186 Kiểu file: PDF_TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Trà Vinh 2023 Link Download https://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.2&view=42807 https://drive.google.com/file/d/1IdM7e5OiaMsaBB5WQ_VQevgKqOPeQZKnhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1