Tính Chất Cá Nhân Riêng Tư Trong Nhật Ký Văn HọcThể loại ký ngày càng làm giàu khả năng phản ánh bằng một hệ thống tiểu loại phong phú, bắt kịp tốc độ hiện đại hóa. Trong sự vận động này, nó đã góp cho nền văn học một tiểu loại ký mới mẻ, được du nhập từ văn học phương Tây: đó là thể loại nhật ký. Ở Việt Nam, so với các tiểu loại khác trong thể ký như: ký sự, phóng sự, tùy bút, hồi ký,…nhật ký dường như ít được chú ý hơn không phải bởi nó ít có giá trị mà là số lượng nhật ký được xuất bản, cả của tác giả nước ngoài và tác giả Việt Nam khá hiếm hoi. Không chỉ vậy, nhật ký được coi là tài sản cá nhân, cho nên việc đọc nhật ký của người khác là có thể bị coi là một sự xâm phạm, vì vậy các tác phẩm nhật ký thường không quá thu hút bạn đọc như các thể loại khác. Tuy nhiên, trong khoảng 15 năm trở lại đây, nhật ký được xuất bản nhiều tại nước ta, đặc biệt là “cơn sốt” mang tên nhật ký chiến trường với một số tác phẩm như Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật ký chiến trường,…đã thu hút một lượng lớn độc giả và các nhà nghiên cứu, phê bình. Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Lý luận văn học Người hướng dẫn khoa học: ThS. Hoàng Thị Duyên Tác giả: Lưu Ly Số trang: 74 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học sư phạm Hà Nội 2 2018 Link Download http://thuvien.hpu2.edu.vn/index.ph...op=Tai-lieu-tham-khao/Tay-trang-lam-nen-14176https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1