Luận Văn Thạc Sĩ Tính Hội Thoại Trong Thơ Tố Hữu

Discussion in 'Chuyên Ngành Xã Hội Học' started by quanh.bv, Jul 14, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Tính Hội Thoại Trong Thơ Tố Hữu
    Hội thoại là một trong những hình thức đặc trưng của ngôn ngữ. Trong thơ ca Việt Nam, chỉ đến THƠ MỚI, tính hội thoại mới xuất hiện như một đặc điểm nổi trội. Khi nghiên cứu thi pháp văn học trung đại, chúng tôi nhận thấy thơ trung đại không phát triển năng lực giao tiếp trực tiếp của lời thơ, không hướng tới trò chuyện với người đọc. Giao tiếp chỉ mang tính chất gián tiếp. Khi muốn “trao đổi” với bạn đọc, tác giả trung đại phải mượn lời, thác lời, kiểu vợ khuyên chồng, chị khuyên em.
    Nhưng bắt đầu từ THƠ MỚI - “Cuộc cách mạng về thi ca” (Hoài Thanh), thơ ca Việt Nam đã có một bước chuyển mình vĩ đại. Chính THƠ MỚI đã mở đầu một cách rực rỡ cho thơ Việt Nam hiện đại và được ghi nhận như một bước phát triển mới của thơ dân tộc về tư duy thơ, về thi pháp, về thể loại thơ và ngôn ngữ theo hướng hiện đại hóa.Từ đó, văn đàn của chúng ta tỏa sáng những tên tuổi như: Xuân Diệu, Huy Cận, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Bính… Trong đó, không thể không nhắc tới Tố Hữu - nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, nhà thơ thuộc về nhân dân, dân tộc, một nhà thơ đã có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển nền thơ ca Việt Nam hiện đại.
    • Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ
    • Chuyên ngành Ngôn ngữ học
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Lộc
    • Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Hồng
    • Số trang: 110
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2010
    Link Download
    http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/Chi-tiet/tinh-hoi-thoai-trong-tho-to-huu-4834.html
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page