Văn học trung đại Việt Nam là nền văn học tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến. Lực lượng sáng tác chủ yếu là tầng lớp trí thức được đào tạo từ cửa Khổng sân Trình. Họ chịu ảnh hưởng khá lớn của Nho học. Quan niệm sáng tác văn học của họ theo phương châm thơ để nói chí (chí của người quân tử - tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ); văn để tải đạo (chuyển tải đạo lý thánh hiền đến với cộng đồng, giáo hóa nhân quần). Nhưng đời sống văn học luôn vận động không ngừng như một dòng chảy liên tục. Dần dần các nhà thơ coi nhẹ quan niệm chính thống mà đề cao quan niệm thơ nói tình. Có thể nói, sang thế kỉ XVIII, nhân vật trữ tình không phải là nhà chính trị, bậc nho sĩ “ưu quốc ái dân”, cũng không phải là bậc thánh nhân quân tử hướng đến lí tưởng tu thân; mà là những con người đời thường (bao gồm cả người phụ nữ) với trạng thái tâm lí hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục (mừng, giận, buồn, ghét, thương, sợ, muốn) Luận văn thạc sĩ văn học Chuyên ngành Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: TS. Ngô Thị Thanh Nga Tác giả: Phạm Thị Hồng Vân Số trang: 103 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên 2019 Link Download http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn...-so-tac-pham-chu-tinh-the-ky-xviii-73800.html https://drive.google.com/uc?id=1HzmWaJONMkZs1Q3jGGlC6OnMqcBGC0Izhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1