Đồ Án Tốt Nghiệp Tối Ưu Hóa Môi Trường Sinh Tổng Hợp Enzyme Cellulase Từ Nấm Mốc Trichoderma Koningii

Discussion in 'Chuyên Ngành Công Nghệ Sinh Học' started by nhandanglv123, Dec 15, 2019.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Tối Ưu Hóa Môi Trường Sinh Tổng Hợp Enzyme Cellulase Từ Nấm Mốc Trichoderma Koningii Và Tinh Sạch Bằng Sắc Ký Lọc Gel
    Ngày nay, cuộc sống hiện đại với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, các ngành khoa học ứng dụng ngày càng được áp dụng nhiều hơn vào thực tế góp phần giúp cho đời sống con người ngày càng được nâng cao và hoàn thiện. Trong đó, ngành công nghệ sinh học là có nhiều ứng dụng và nghiên cứu triển vọng, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất và nghiên cứu về enzyme. Nhân tố quan trọng để thúc đẩy ngành công nghiệp enzyme phát triển là khả năng to lớn của vi sinh vật. Các vi sinh vật có tốc độ phát triển cực kỳ nhanh chóng, do đó có khả năng đáp ứng được mọi nhu cầu của con người, đồng thời enzyme do vi sinh vật tạo ra có hoạt lực cao. Bên cạnh đó, môi trường nuôi cấy vi sinh vật cho phép chúng ta có thể tận dụng được các phế thải của các ngành khác. Nguồn phế thải hữu cơ do các nhà máy chế biến thực phẩm thải ra là rất lớn như: rơm rạ, trấu, bã mía, agar,…Các phế thải này có thành phần chính là cellulose. Cellulose có thể bị phân hủy bằng phương pháp vật lý và hóa học nhưng việc này rất phức tạp. Trong khi đó, nếu sử dụng các enzyme cellulase ngoại bào từ vi sinh vật bằng công nghệ sinh học để xử lý các chất thải hữu cơ sẽ có nhiều điểm ưu việt hơn kể cả về mặt kỹ thuật, môi trường cũng như về kinh tế.
    • Đồ án tốt nghiệp
    • Chuyên ngành Công nghệ sinh học
    • Người hướng dẫn: CN. Đỗ Thị Tuyến
    • Tác giả: Trần Thị Yến Nhi
    • Số trang: 122
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại Học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh 2015
    Link Download
    http://data.lib.hutech.edu.vn/Bookdetails.aspx?id=117993
    https://drive.google.com/uc?id=1Kb8N_p7N8Ul4VM1dg0iuq8nYLRWnQWEf
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page