Luận Văn Thạc Sĩ Trật Tự Từ Trong Ngữ Đoạn Vị Từ Tiếng Việt (So Sánh Với Tiếng Anh)

Discussion in 'Chuyên Ngành Ngôn Ngữ Học' started by quanh.bv, May 16, 2025 at 5:51 PM.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    upload_2025-5-16_17-43-34.png
    Như chúng ta đều biết, vị từ là thành phần không thể thiếu trong một phát ngôn. Hay nói cách khác, trong câu đỉnh cao nhất chính là vị từ, còn các thành phần khác trong câu đều xoay quanh đỉnh cao ấy. Bằng chứng là khi ta rút gọn câu, thì thành phần này được xem như yếu tố cuối cùng phải giữ lại. Đó là lý do trước hết để chúng tôi chọn ngữ vị từ làm đối tượng nghiên cứu so sánh. Ngữ vị từ trong tiếng Việt được hiểu là cụm từ có quan hệ chính phụ, được dùng làm thành phần nòng cốt trong của câu đơn bình thường, mà ngữ pháp học truyền thống gọi là thành phần vị ngữ (trong mối quan hệ nòng cốt với chủ ngữ). Nó có thể là một danh ngữ, ví dụ: Anh ấy người miền Nam, tính ngữ như: Đường này rất đông xe cộ nhưng phổ biến hơn hết là ngữ động từ hay động ngữ - ngữ đoạn có động từ làm trung tâm ví dụ: Mẹ đi chợ. Động từ ở đây bao gồm cả những động từ khác nhau, xét về ý nghĩa, như chỉ hành động ( cười, nói, đi, chạy, nhảy...), chỉ dạng tĩnh (đứng, nằm, ngủ,...), chỉ trạng thái (vui, buồn, lo âu...).
    • Luận văn thạc sĩ ngữ văn
    • Chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh đối chiếu
    • Người hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Công Đức
    • Tác giả: Trần Thị Minh Phượng
    • Số trang: 136
    • File PDF-SCAN
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2003
    Link Download
    https://drive.google.com/file/d/1Xa31DNnyzP1Vmv9tye4U5Zw7Dx0UBzQK
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page