Các tộc người Mã Lai – Đa Đảo ở Việt Nam (còn gọi là Nam Đảo), gồm năm tộc người Chăm, Raglai, Churu, Êđê, Giarai cư trú lâu đời trên các vùng đất thuộc Nam Trường Sơn – Tây Nguyên, dải đồng bằng ven biển miền Trung và một bộ phận người Chăm ở các tỉnh Nam Bộ. Tuy có chung nền tảng văn hóa và nguồn gốc Nam Đảo, cư trú kề cận nhau trong gần hai thiên niên kỷ qua, song các tộc người này vẫn luôn ở những bậc thang khác nhau về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, mỗi tộc người đều có những nét đặc sắc riêng về văn hóa – xã hội. Việc tìm hiểu lịch sử văn hóa xã hội và những giá trị văn hóa tinh thần của các tộc người này đã sớm được quan tâm, tính từ thời Pháp thuộc đến nay đã được hàng trăm công trình sưu tầm nghiên cứu đề cập đến. Tuy nhiên, việc tìm hiểu vốn văn hóa cổ truyền thông qua khảo sát kho tàng truyện dân gian của các tộc người này chưa được công trình chuyên sâu nào thực hiện một cách tập trung và hệ thống. Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Văn học Việt Nam Người hướng dẫn: PGS. TS. Chu Xuân Diên Tác giả: Phan Xuân Viện Số trang: 251 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2005 Link Download https://drive.google.com/file/d/1dqYIm-WTwwTZjC61sR6e5TU3ZyVwh0vbhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1