Văn học bắt nguồn từ đời sống xã hội, nó thể hiện những dư âm dư vị của cuộc đời. Một tác phẩm văn chương dù ít hay nhiều đều mang dấu ấn của xã hội, đều chứa đựng những yếu tố thời đại nhất định. Không phải cách tiếp cận tác phẩm nào cũng có thể khai thác được các vấn đề xã hội trong văn bản một cách triệt để. Phương pháp phê bình xã hội học là phương pháp phê bình đem lại cho chúng ta cái nhìn mới về tác phẩm, nó cho chúng ta nhìn nhận tác phẩm dựa trên cảm quan về thời đại, đó là cái nhìn rộng và đủ. Đến với một tác phẩm văn chương là ta nhận thức về cuộc sống của chính chúng ta và quan hệ của chúng ta với thế giới. Phương pháp phê bình xã hội học cho chúng ta sự nhận thức đó. Không những thế đối với các tác phẩm văn học cổ điển, thì phê bình xã hội học là sự suy ngẫm về cấu trúc ý nghĩa, cấu trúc xã hội, cấu trúc sự kiện, cấu trúc nhân vật,… trong tác phẩm khi chúng ta đứng từ vị thế hiện đại. Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Văn học Việt Nam Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Xuân Tác giả: Cao Thị Mỹ Trang Số trang: 178 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2010 Link Download https://drive.google.com/file/d/1xtOsTMu4UF66qW5pFdRLAQr9CePJg5Johttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1