Lịch sử nông thôn Việt Nam luôn gắn liền với các thôn xóm và làng nghề, bởi vậy các làng nghề được xem là nét đặc trưng trong truyền thống kinh tế văn hoá của xã hội nông thôn Việt Nam. Nước ta có hàng ngàn làng nghề, phố nghề, trong đó có hàng trăm làng nghề chuyên sản xuất hàng thủ công. Có thể nói rằng làng nghề thủ công truyền thống là những cộng đồng đặc biệt, nơi chứa đựng nhiều tinh hoa đặc sắc của từng địa phương. Mỗi sản phẩm thủ công không đơn thuần là một mặt hàng mang giá trị vật thể mà còn mang cả những giá trị văn hoá phi vật thể của nền văn hoá Việt Nam. Theo tiến trình lịch sử, các nghề truyền thống của Việt Nam đã trải qua biết bao giai đoạn thăng trầm và bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác như chính trị, kinh tế, xã hội… Tuy nhiên, một khi sự phân công lao động xảy ra sâu sắc, quá trình sản xuất trở nên chuyên biệt hơn thì chiều hướng phân ly diễn ra ở mức độ cao hơn. Lúc đó, trong cái nền ngôn ngữ hay phương ngữ ấy lại xuất hiện thêm một loại công cụ giao tiếp dành cho những người sản xuất trong cộng đồng ấy. Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Ngôn ngữ học Người hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thị Ngọc Lang Tác giả: Trần Thị Quỳnh Như Số trang: 169 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2010 Link Download https://drive.google.com/file/d/1og3HcO3gzPG7RdhcdFEcK-XCZFAStkZThttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1