Vấn đề tổ chức hành chính quốc gia là một trong những vấn đề then chốt của mọi chế độ chính trị trong lịch sử. Xã hội luôn luôn vận động, vì vậy, nền hành chính quốc gia cũng phải luôn luôn có sự điều chỉnh, cải tiến để đáp ứng sự biến đổi của xã hội. Cùng với sự biến đổi của thể chế chính trị - xã hội trong lịch sử, thường dẫn đến những cải cách từng phần hoặc toàn diện nền hành chính trên phạm vi toàn quốc. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam đã từng trải qua nhiều cuộc cải cách, đổi mới nhằm đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng, bế tắc về kinh tế - xã hội. Có thể kể đến các cuộc cải cách nổi bật từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX của nước ta như: Khúc Hạo năm 907, Lý Thái Tổ đầu thế kỉ XI, Hồ Quý Ly thế kỉ XIV, Lê Thánh Tông thế kỉ XV, Quang Trung thế kỉ XVIII, Minh Mệnh thế kỉ XIX… Cải cách, đổi mới là một xu thế tất yếu trong lịch sử để phát triển đất nước. Luận văn thạc sĩ Triết học Chuyên ngành Triết học Người hướng dẫn: TS. Hồ Anh Dũng Tác giả: Bùi Thị Quỳnh Trang Số trang: 128 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2020 Link Download https://drive.google.com/file/d/1rtND9l1zSeg1Z4rlzyUMFcskuUhnI-Sghttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1