Luận Văn Thạc Sĩ Tư Tưởng Chính Trị Của Kautilya - Đặc Điểm Và Ý Nghĩa Lịch Sử

Discussion in 'Chuyên Ngành Triết Học' started by quanh.bv, Jun 15, 2025.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    upload_2025-6-15_22-10-0.png
    Ấn Độ là một trong những cái nôi của nền tư tưởng và văn hóa phương Đông. Chính nơi đây đã khai sinh ra nhiều trường phái triết học và tôn giáo lớn trên thế giới. Ở Ấn Độ cổ đại, tồn tại nhiều tác phẩm kinh điển ở các lĩnh vực khác nhau như Kinh Veda - cội nguồn tư tưởng triết học Ấn Độ, sử thi Mahabharata và Ramayana hay luật Manu. Trong lĩnh vực kinh tế - chính trị thì phải nói đến Arthashastra của Kautilya ra đời vào thời đại vương triều Maurya, là cuốn “cẩm nang” đằng sau sự thịnh trị của vương triều này. Kautilya - nhà triết học, nhà kinh tế học, khoa học chính trị và hoạt động chính trị, là người đứng sau đào tạo và đóng vai trò quân sư cho vị vua khai lập của vương triều Maurya, vì vậy có thể nói tư tưởng của ông ra đời bởi yêu cầu của thời đại và đồng thời được thời đại kiểm chứng. Kautilya được nhiều học giả so sánh với Aristotle, Machiavelli và Tôn Tử. Ông được cho là người khai sinh ra khoa học chính trị cổ điển của Ấn Độ đặc biệt với những tư tưởng trong tác phẩm Arthashastra. Với tư cách ấy, về mặt lý luận, tư tưởng của ông thật sự là xứng đáng để được nghiêm túc nghiên cứu, bên cạnh tư tưởng các trường phái triết học, tôn giáo của Ấn Độ cổ đại.
    • Luận văn thạc sĩ Triết học
    • Chuyên ngành Triết học
    • Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Tấn Hưng
    • Tác giả: Mai Sỹ Tiến
    • Số trang: 113
    • File PDF-TRUE
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2020
    Link Download
    https://drive.google.com/file/d/1dgjC_EWvV8YiDpG7I_-y5-L9gkDD0Wzd
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page