Trong lịch sử tư tưởng phương Đông, tư tưởng của Khổng Tử có một vị trí đặc biệt bởi những nội dung sâu sắc và sức ảnh hưởng của nó. Tư tưởng của Khổng Tử đã đặt nền móng sự phát triển của Nho giáo – một học thuyết nổi bật thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc và sau này được phát triển, trở thành nền tảng tư tưởng của giai cấp phong kiến ở Trung Hoa cũng như ở nhiều quốc gia phong kiến phương Đông khác, trong đó có Việt Nam. Tư tưởng của Khổng Tử thể hiện triết lý chính trị, đạo đức, triết lý giáo dục tiến bộ, có ý nghĩa nhất định trong việc ổn định trật tự, kỷ cương, phép tắc trong xã hội có nhiều biến loạn như ở các quốc gia phong kiến phân tranh. Ở góc độ chính trị, Khổng Tử mong muốn thực hiện tư tưởng “chính danh”, chủ trương thực hiện “vương đạo” bằng “nhân trị”, “lễ trị”, đề cao việc sửa đổi bản thân, trau dồi đức sáng, hướng đến xã hội đại đồng. Luận văn thạc sĩ Triết học Chuyên ngành Triết học Người hướng dẫn: TS. Phạm Thị Loan Tác giả: Trần Lê Như Quỳnh Số trang: 135 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2022 Link Download https://drive.google.com/file/d/1-uu8vxnSxIshs0j8CeBfFnyNAS8GNUXohttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1