Tư Tưởng Giải Thoát Của Phật Giáo Việt Nam Thời TrầnTrong kiếp nhân sinh nỗi khổ dường như là một tất yếu đối với cuộc sống con người. Nhưng mỗi con người lại chịu những nỗi khổ khác nhau do điều kiện và môi trường xã hội, hoàn cảnh sống khác nhau. Đức Phật sau khi trải nghiệm cuộc sống cùng với quá trình tu luyện tâm linh, Phật đã giác ngộ rồi kết luận “đời là bể khổ” và “nước mắt chúng sinh trong ba ngàn thế giới chứa tích lại còn nhiều hơn nước ngoài bốn bể”. Nỗi khổ của con người thì hằng hà sa số, nhiều hơn cả cát sông Hằng. Nỗi khổ của con người cũng muôn hình vạn trạng với nhiều hình thức khác nhau, nhưng được Phật tóm lược dưới 8 nỗi khổ cơ bản như “ái thụ biệt ly khổ - yêu thương mà phải xa cách; oán tăng hội khổ - ghét mà phải gần nhau; sở cầu bất đắc khổ - mong muốn mà không đạt được; thụ ngũ uẩn khổ - khổ vì sự tồn tại của thân xác; Sinh khổ; Lão khổ; Bệnh khổ; Tử khổ”. Đây là 8 nỗi khổ tất yếu theo quy luật của cuộc đời con người mà ai cũng phải trải qua, để trải nghiệm và thấu hiểu cuộc sống. Ngoài những nỗi khổ trên, con người còn phải chịu bao nỗi khổ như đói, rét, nóng bức, giặc giã, hỏa hoạn, cướp bóc, tù ngục, ưu sầu, khổ não, lo lắng, bức bách trong trong thân và tâm cùng biết bao nỗi khổ khác trong cuộc đấu tranh sinh tồn, phát triển. Luận văn thạc sĩ Triết học Chuyên ngành Triết học Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Hùng Hậu Tác giả: Trần Thị Thu Hiền Số trang: 86 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2014 Link Download http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?lang=vie&sp=1059735&sp=T&sp=3&suite=def http://sachviet.edu.vn/threads/dvd-ebook-luan-van-triet-hoc-chuyen-nganh-triet-hoc.48877/https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1