Ấn Độ là một trong những trung tâm văn hóa và tư tưởng lớn của Phương Đông cổ đại. Là một vương quốc của tâm linh, nên Triết học Ấn Độ chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tôn giáo. Chính vì vậy, giữa triết học và tôn giáo rất khó phân biệt. Tư tưởng triết học ẩn giấu sau các lễ nghi huyền bí, chân lý thể hiện qua bộ kinh Veda, Upanishad. Tuy nhiên, tôn giáo của Ấn Độ cổ đại có xu hướng "hướng nội" chứ không phải "hướng ngoại" như tôn giáo phương Tây. Vì vậy, xu hướng trội của các hệ thống triết học - tôn giáo Ấn Độ đều tập trung lý giải và thực hành những vấn đề nhân sinh quan dưới góc độ tâm linh tôn giáo nhằm đạt tới sự "giải thoát" tức là đạt tới sự đồng nhất tinh thần cá nhân với tinh thần vũ trụ. Sự phát triển của triết học Ấn Độ là sự đấu tranh giữa các trường phái và suy cho cùng nó phản ánh nhu cầu của đời sống xã hội trong đó tôn giáo là trung tâm. Luận văn thạc sĩ triết học Chuyên ngành Triết học Người hướng dẫn: PGS. TS Lê Hữu Ái Tác giả: Dương Thị Dung Số trang: 102 Kiểu file: PDF_TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng 2015 Link Download http://thuvien.due.udn.vn:8080/dspace/handle/TVDHKT/19806 https://drive.google.com/file/d/1bfiSWj1pxRW960hfqa8P9FWQXqSwnpEphttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1