Trong lịch sử của dân tộc ta, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX là một thời kỳ đặc biệt, là giai đoạn đất nước rơi vào tình trạng phụ thuộc, nền kinh tế què quặt, chậm phát triển, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Trong quá trình cai trị đất nước ta, thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân về giáo dục, duy trì, dung túng các hủ tục lạc hậu, kìm hãm sự du nhập của văn hóa tiên tiến trên thế giới; như viên Thống sứ Bắc Kỳ đã nói: “Kinh nghiệm của các dân tộc châu Âu khác đã chỉ rõ rằng việc truyền bá một nền học vấn đầy đủ cho người bản xứ là hết sức dại dột” [40; 254]. Trong hoàn cảnh ấy, Phan Châu Trinh (1872 – 1926), một nhà yêu nước, nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà tư tưởng lớn của Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, với cách nhìn nhận mang tính chất tiến bộ, đã đóng góp vào kho tàng tư tưởng của dân tộc trên nhiều lĩnh vực như chính trị, giáo dục, văn hóa... Luận văn thạc sĩ Triết học Chuyên ngành Triết học Người hướng dẫn: PGS.TS. Vũ Đức Khiển Tác giả: Lê Anh Tuấn Số trang: 121 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2016 Link Download https://drive.google.com/file/d/1BWTtfBBDTIutPRHgBu7l39-U7_JQI8lHhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1