Luận Án Tiến Sĩ Tư Tưởng Nhà Nước Và Pháp Luật Của Lê Thánh Tông - Đặc Điểm Và Ý Nghĩa Lịch Sử

Discussion in 'Chuyên Ngành Triết Học' started by quanh.bv, Jun 18, 2025.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    upload_2025-6-18_3-47-19.png
    Lịch sử xã hội loài người khẳng định, muốn phát triển hài hòa, bền vững cần phải luôn có sự kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, tư tưởng. Trong đó, nhà nước và pháp luật là một trong yếu tố mà vai trò của nó có tính chất quyết định trên nhiều mặt. Bởi theo quan điểm của Chủ nghĩa duy vật lịch sử, nhà nước là bộ phận quan trọng của kiến trúc thượng tầng xã hội; nó bảo vệ cho những quan hệ sản xuất, phản ánh lợi ích của một giai cấp chiếm địa vị thống trị trong một nền kinh tế - xã hội nhất định; với các nhiệm vụ cơ bản là: tổ chức, quản lý và duy trì trật tự xã hội; trên cơ sở đó thúc đẩy sự phát triển của xã hội, qua chức năng đối nội và đối ngoại. Lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam cho thấy vấn đề độc lập, đoàn kết, khẳng định nền độc lập đã thường xuyên được phát huy cao độ. Trong quá trình đó, tư duy chính trị Việt Nam được hình thành với các nhà tư tưởng, nhà chính trị kiệt xuất, bao gồm về xây dựng bộ máy nhà nước tiến bộ, xây dựng hệ thống pháp luật nghiêm minh. Việc nghiên cứu và kế thừa các tư tưởng tinh hoa trong lịch sử về nhà nước và pháp luật là một yêu cầu cần thiết, có khả năng mở ra nhiều bài học quan trọng cho hiện tại.
    • Luận án tiến sĩ Triết học
    • Chuyên ngành Triết học
    • Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Doãn Chính
    • Tác giả: Võ Thị Xuân Hương
    • Số trang: 214
    • File PDF-TRUE
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2022
    Link Download
    https://drive.google.com/file/d/1-zQY6zA7wxB-VJljq7cWAwv8H2clI62B
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page