Lịch sử dân tộc Việt Nam từ thế kỷ XVII đến nửa cuối thế kỷ XVIII là một giai đoạn lịch sử đầy biến động, được gọi là thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh. Đây là thời kỳ phân chia giữa chế độ “vua Lê chúa Trịnh” ở phía Bắc sông Gianh (sử gọi là Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ XVIII khi nhà Tây Sơn dẹp cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh. Nước ta bị chia cắt hơn 100 năm. Sự chia cắt đất nước giai đoạn này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình kinh tế, chính trị - xã hội ở nước ta lúc bấy giờ, trong đó có sự phát triển của Phật giáo. Suốt một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi chiến tranh xâm lược nhà Minh, thời Nam - Bắc triều, Phật giáo Việt Nam bị suy thoái trầm trọng. Trong lúc đó, Nho giáo ngày càng phát triển mạnh và bắt đầu hưng thịnh trong thời Hậu Lê. Luận văn thạc sĩ Triết học Chuyên ngành Triết học Người hướng dẫn: PGS. TS. Trịnh Doãn Chính Tác giả: Tăng Tài Đức Số trang: 150 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2020 Link Download https://drive.google.com/file/d/1ufZoSpHUfCM58MJ_dLxT7BtEK3ellbgOhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1