Từ lâu, tự do được xem là một giá trị cơ bản và cao quý của nhân loại. Thế nên, từ cổ đại đến hiện đại, các nhà triết học của chúng ta đã luôn miệt mài trên hành trình truy tìm lời giải cho các vấn đề của tự do, như: Bản chất của tự do là gì? Thế nào là tự do đích thực và làm thế nào để có được tự do? Trên hành trình đi tìm cái gọi là tự do đó không thể không kể đến hai nhà triết học vĩ đại là John Locke và Friedrich Hegel. John Locke (1632 – 1704) khẳng định: “Tự do là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào”. Còn về phần Friedrich Hegel (1770 – 1831) thì cho rằng: “Tự do là cái tất yếu được nhận thức”. Phát triển và hoàn thiện quan điểm về tự do, Friedrich Engels (1820 – 1895) đã khẳng định: “Hegel là người đầu tiên trình bày đúng đắn mối tương quan giữa tự do và tất yếu. Đối với ông, tự do là sự nhận thức được tính tất yếu. “Tính tất yếu chỉ là mù quáng chừng nào người ta chưa nhận thức được nó” Luận văn thạc sĩ Triết học Chuyên ngành Triết học Người hướng dẫn: PSG.TS. Trịnh Doãn Chính Tác giả: Đỗ Võ Thúy Vy Số trang: 133 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2023 Link Download https://drive.google.com/file/d/1K482NjQBwVWh3iifNUS4Cy7EJL4ZP537https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1