Trước khi bước vào trao đổi nội dung thông tin, nghĩa là giao tiếp thực sự, người nói phải thiết lập được mối quan hệ với người đối thoại, phải xưng hô với người đó. Sử dụng từ xưng hô trong giao tiếp là phương tiện giúp các nhân vật tham gia hội thoại biểu lộ tình cảm, thái độ; xưng hô chính là một hành vi giao tiếp xã hội, thể hiện lối ứng xử văn hóa của con người trong những cộng đồng nói năng nhất định. Hoạt động giao tiếp của con người diễn ra trong những lĩnh vực khác nhau sẽ mang những đặc trưng riêng. Với vai trò điều hành, quản lý xã hội, hoạt động giao tiếp trong các cơ quan hành chính nhà nước là một hoạt động mang tính chất pháp lý, tính chất công vụ, đòi hỏi lý trí cao. Điều này đã chi phối đến việc lựa chọn cách sử dụng các yếu tố ngôn ngữ trong giao tiếp hành chính nhà nước. Luận văn thạc sĩ Ngữ văn Chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam Người hướng dẫn: TS. Trần Thanh Vân Tác giả: Trần Bạch Đằng Số trang: 97 Kiểu file: PDF_TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Đồng Tháp 2015 Link Download http://thuvien.dthu.edu.vn/pages/opac/wpid-detailbib-id-42748.html https://drive.google.com/file/d/16WLUsUVG-jOSYDxC_jahqHEMQHrP5TKEhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1