Luận Văn Tốt Nghiệp Ứng Dụng Kỹ Thuật Pcr Phát Hiện Nhanh Bệnh Greening Trên Cây Cam Ở Một Số Tỉnh Miền Bắc Việt Nam

Discussion in 'Chuyên Ngành Công Nghệ Sinh Học' started by KeganKi, Sep 11, 2018.

  1. KeganKi

    KeganKi Member

    [​IMG]
    Ứng Dụng Kỹ Thuật Pcr Phát Hiện Nhanh Bệnh Greening Trên Cây Cam Ở Một Số Tỉnh Miền Bắc Việt Nam
    Cây cam thuộc họ Rutaceae, là nhóm cây ăn quả quan trọng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Cây cam là loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Trong 100g thịt quả tươi có chứa 6-12% đường, vitamin C từ 40-90mg acid hữu cơ từ 0,4-1,2%, các chất khoáng và dầu thơm [4]. Tất cả các bộ phận của cây cam đều có thể sử dụng: Lá, hoa, vỏ quả cung cấp tinh dầu, làm dược liệu, quả để ăn, cây để làm cảnh [44]. Cam không chỉ là hàng hóa đáp ứng cho tiêu thụ nội địa mà còn là mặt hàng xuất khẩu có tiềm năng lớn. Ngoài ra, cây cam là loại cây lâu năm, chóng cho thu hoạch (khoảng 2-3 năm) và cho thu hoạch trong thời gian dài (25-30 năm). Theo ước tính, năng suất trung bình của cam quýt đạt 15-20 tấn/ha, các sản phẩm của cây có múi được bán trên thị trường với giá dao động khoảng 15.000-20.000 đồng/kg mang lại thu nhập từ 300-400 triệu đồng [4]. Vì vậy cây cam được chú trọng đầu tư và phát triển mạnh mẽ. Cây cam có sự phân bố rộng do khả năng dễ thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau, dễ lai tạo những giống mới có khả năng thích nghi cao. Trên thế giới, cây cam được trồng chủ yếu ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Ở Việt Nam cây cam được trồng ở cả ba miền Bắc, Trung và Nam.
    • Luận văn tốt nghiệp sinh học
    • Chuyên ngành Công nghệ sinh học
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Duy, TS. Nguyễn Tiến Dũng
    • Tác giả: Trương Thị Thu
    • Số trang: 52
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2017
    Link Download
    http://thuvien.tuaf.edu.vn/chitiet.aspx?item_id=12845
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     
    Last edited by a moderator: Sep 11, 2018

Share This Page