Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nhân loại, vấn đề con người luôn là đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học, cả những ngành khoa học xã hội và nhân văn lẫn những ngành khoa học tự nhiên. Mỗi một lĩnh vực học thuật nghiên cứu một hay một vài phương diện nào đó của con người. Các ngành khoa học tự nhiên thường tập trung nghiên cứu về phương diện vật lý và sinh học của con người; trong khi đó các ngành khoa học xã hội và nhân văn lại tập trung vào các khía cạnh văn hóa, xã hội, tâm lý và lịch sử của con người. Các ngành khoa học này đã có nhiều bước tiến đáng kể trong công cuộc khám phá thế giới con người. Tuy nhiên, khi phải đối mặt với câu hỏi thuộc phương diện cơ bản nhất và sâu xa nhất, liên quan đến tồn tại, bản chất, nhận thức, đạo đức và tư duy như: Con người là gì, đâu là những đặc trưng làm nên bản chất của con người, đâu là những giá trị làm nên ý nghĩa của đời sống con người, con người có thực sự tự do trong việc kiến tạo bản thân mình hay không, con người có vai trò gì trong giới tự nhiên, trong xã hội loài người và trong chính sự phát triển của mình, v.v.. thì không chỉ khoa học tự nhiên mà cả trong khoa học xã hội và nhân văn cũng không dễ gì trả lời câu hỏi đó một cách đầy đủ và giàu sức thuyết phục, ngoại trừ triết học, nhất là triết học Mác. Luận án tiến sĩ triết học Chuyên ngành triết học Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa Tác giả: Cù Ngọc Phương Số trang: 211 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2024 Link Download https://drive.google.com/file/d/1hqL67TiCoVU985VCBxptftZ82tx2R-kYhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1