Cùng với toàn cầu hóa, sự phát triển giáo dục không chỉ nhằm phục vụ duy cho nhu cầu và theo chuẩn mực truyền thống của quốc gia mà phải tham chiếu đến các đòi hỏi của một “công dân toàn cầu” và theo chuẩn mực quốc tế. Trong bối cảnh ấy, với mục tiêu giáo dục công dân toàn cầu, ở thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, trường PTQT gia tăng nhanh chóng về số lượng, đòi hỏi sự quan tâm từ nhiều góc độ, từ quản lý đến nghiên cứu. Bên cạnh đó, giáo dục Việt Nam đang đối diện với những bất cập cần được tháo gỡ, những thách thức quan trọng cần phải vượt qua, yêu cầu đổi mới toàn diện để “đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” (NQ29). Mọi quá trình đổi mới luôn bắt đầu với việc xác định đặc điểm hiện tại (đang là thế nào) và tương lai (sẽ là thế nào) của bản thân/ đối tượng. Cả hai câu hỏi đó đều cần đến tiêu chuẩn để định hình căn tính (hiện tại) và xác định đích đến (tương lai), từ đó nhận ra con đường đi. Luận án tiến sĩ văn hóa Chuyên ngành Văn hóa học Người hướng dẫn: GS. TS. Trần Hữu Tá TS. Bùi Khởi Giang Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Huyền Số trang: 226 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2020 Link Download https://drive.google.com/file/d/1Mkjxk2PuKUrIrZrkQT5cHzOS7FW8Uj2Lhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1