Địa danh học là một ngành của ngôn ngữ học, chuyên nghiên cứu nguồn gốc, ý nghĩa và những biến đổi của địa danh [Rostaing 1965]. Địa danh học còn nghiên cứu cấu tạo của địa danh và các phương thức đặt địa danh [Lê Trung Hoa 2003]. Địa danh học chỉ mới ra đời ở nước ta trong vài chục năm gần đây nên chỉ có vài công trình nghiên cứu một số khía cạnh ngôn ngữ của địa danh. Còn về mặt văn hóa, hầu như chưa có công trình nào. Vì vậy, việc nghiên cứu khía cạnh văn hóa của địa danh là hết sức cấp thiết. Về mặt văn hóa, địa danh ra đời trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể, trong điều kiện địa lý nhất định, trong môi trường kinh tế- xã hội đặc thù. Do đó, địa danh mang dấu ấn của những biến cố lịch sử, hoàn cảnh thiên nhiên của môi trường và sinh hoạt vật chất và tinh thần của xã hội. Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng những lý thuyết của văn hóa học và địa danh học vào nghiên cứu địa danh ở tỉnh Đồng Nai để góp phần bổ sung lý luận cho hai ngành văn hóa học và địa danh học. Luận văn thạc sĩ văn hóa Chuyên ngành Văn hóa học Người hướng dẫn: PGS. TS. Lê Trung Hoa Tác giả: Vũ Nữ Hạnh Trang Số trang: 212 File PDF-SCAN Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2006 Link Download https://drive.google.com/file/d/1fdw7nLwyBwOelj2N0bA1ZKE3OQRSVcFVhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1