Văn học địa phương là mảnh đất vô cùng trù phú, màu mỡ. Nhưng mảnh đất này còn nhiều chắp vá, thậm chí có nhiều khoảnh còn bỏ trống, chưa có dấu hiệu canh tác, chăm sóc, đầu tư nghiên cứu trên cơ sở mang tính học thuật. Hơn thế, trong những năm qua, thậm chí là thời gian tiếp theo, việc đưa văn học địa phương vào giảng dạy trong nhà trường cũng cần có sự nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ và nghiêm túc. Bình Thuận là tỉnh duyên hải ở cực Nam miền Trung, lại là nơi hội tụ cư dân nhiều nơi tìm về. Từ thời Pháp mới xâm lược, Bình Thuận là mảnh đất “tị địa” của những chí sĩ yêu nước. Bình Thuận là nơi giao lưu, hội tụ hơn ba mươi dân tộc anh em trên mọi miền Tổ quốc, mang nhiều sắc màu văn hóa. Một vùng đất mưa ít nắng nhiều, có nơi đã cằn khô trên đường sa mạc hóa. Tuy nhiên, suốt bốn mươi năm qua Bình Thuận đã hình thành được hệ thống kênh thủy lợi “nối mạng” đi đầu trong cả nước, làm chuyển biến sinh thái môi trường. Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Văn học Việt Nam Người hướng dẫn: PGS.TS Võ Văn Nhơn Tác giả: Phạm Thị Huyền Nhung Số trang: 131 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2017 Link Download https://drive.google.com/file/d/1Gp3R3W2Uk59jxTtaWxWQyl6w7DuzUSz8https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1