Văn Học Hòa Bình Từ 1986 Đến NayChúng ta đều biết, khi nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại, các nhà nghiên cứu không thể không tìm hiểu đến văn học của các địa phương miền núi. Bởi văn học địa phương miền núi là một bộ phận rất quan trọng, không thể thiếu, góp phần làm nên diện mạo, đặc điểm và những giá trị to lớn của nền văn học các dân tộc thiểu số miền núi. Bởi vậy, nghiên cứu văn học địa phương Hòa Bình cũng là góp phần đáp ứng nhu cầu nghiên cứu văn học miền núi của nước ta hiện nay. Hòa Bình là một tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của tổ quốc, có nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng - cái nôi của người Việt cổ, là vùng sử thi huyền thoại “Đẻ đất đẻ nước”, là miền đất âm vang tiếng cồng, tiếng chiêng, vùng của những lễ hội giàu bản sắc dân tộc Tây Bắc, của kho tàng phong phú về văn nghệ dân gian các dân tộc Mường, Thái, Dao, Tày, Nùng, H’Mông và người Kinh, quê hương của những làn điệu dân ca “Ngọt như mật ong, trong như dòng suối”, những trường ca, truyện thơ đậm nét văn hóa dân tộc và chất nhân văn tinh tế. Luận văn thạc sĩ Văn học Chuyên ngành Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đức Hạnh Tác giả: Đinh Thị Thanh Tươi Số trang: 101 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Thái Nguyên 2015 Link Download http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn/chi-tiet/van-hoc-hoa-binh-tu-1986-den-nay-53900.html https://drive.google.com/uc?id=1nF7yF1PSCdLX0wcFTc4Bt-PQQAqQLPC1https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1