Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đã có bước chuyển mình mạnh mẽ với những cách tân, đổi mới từ hệ thống thể loại, quan niệm văn học đến nội dung phản ánh. Chính sự du nhập văn hoá Tây phương kết hợp với sự ra đời, ăn sâu và bám rễ của chữ Quốc ngữ cùng với phương tiện truyền tải hữu hiệu là báo chí đã làm nên sự khác biệt của văn học Việt Nam giữa hai giai đoạn văn học trước và sau thế kỉ XX. Văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 luôn được đánh giá là sôi động, hấp dẫn nhất trong dòng chảy văn học nước nhà, đồng thời cũng nhận được sự quan tâm lớn từ phía độc giả và các nhà nghiên cứu. Giai đoạn này với sự đóng góp của báo chí và phong trào dịch thuật, cùng với sự truyền bá rộng rãi chữ Quốc ngữ đã có tác động quan trọng tới sự hình thành tầng lớp công chúng văn học Luận văn thạc sĩ ngữ văn Chuyên ngành Văn học Việt Nam Người hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Thanh Truyền Tác giả: Nguyễn Thị Thủy Số trang: 194 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2017 Link Download https://drive.google.com/file/d/1zIpiQMj8G_mPRQqrk4h-EodzR6pigzinhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1