Luận Văn Thạc Sĩ Về Định Lý Điểm Bất Động Trên Các Không Gian Metric Đầy Đủ

Discussion in 'Chuyên Ngành Khoa Học Tự Nhiên' started by quanh.bv, May 29, 2017.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Guest

    [​IMG]
    Về Định Lý Điểm Bất Động Trên Các Không Gian Metric Đầy Đủ
    Bài toán nghiên cứu sự tồn tại, tính duy nhất của điểm bất động của ánh xạ là một vấn đề thời sự, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà toán học trên thế giới và đạt được nhiều kết quả quan trọng. Với một không gian X, f : X −→ X là một ánh xạ. Điểm x0 ∈ X thỏa mãn x0 = f(x0) được gọi là điểm bất động của ánh xạ f. Vấn đề đặt ra là với những điều kiện nào của X và f thì f có điểm bất động và khi nào điểm bất động đó là duy nhất. Những định lý về điểm bất động xuất hiện từ đầu thế kỷ XX. Các công trình đầu tiên là Nguyên lý điểm bất động Brouwer (1912) và Nguyên lý ánh xạ co Banach (1922), trong đó Nguyên lý ánh xạ co Banach được đánh giá là định lý điểm bất động đơn giản và được sử dụng rộng rãi nhất. Về sau, các kết quả kinh điển này đã được mở rộng ra nhiều lớp ánh xạ và các không gian khác nhau và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học.
    • Luận văn thạc sĩ toán học
    • Chuyên ngành toán ứng dụng
    • Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Trần Phương
    • Tác giả: Phạm Anh Khoa
    • Số trang: 55
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Thái Nguyên 2012
    Link Download
    http://tailieudientu.lrc.tnu.edu.vn...-tren-cac-khong-gian-metric-day-du-37719.html

    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page