Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người Việt đã khéo léo kết hợp giữa lý luận y học phương Đông với tri thức y học bản địa để hình thành nên nền y học cổ truyền của dân tộc. Với người Việt, việc chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe bằng y học cổ truyền không chỉ là tập quán, là nghệ thuật, mà hơn nữa, đã trở thành một nét văn hóa được gìn giữ qua các thế hệ. Vào các thế kỷ XVII-XVIII, trong quá trình truyền giáo ở Đại Việt, đi cùng với tư trang cá nhân như kinh thánh và những tặng phẩm quý hiếm, các giáo sĩ phương Tây còn mang theo nhiều loại Tây dược cùng những phương cách chữa bệnh mới đến từ Tây Âu. Những liệu pháp y tế đó đã thu được những thành công nhất định và phần nào giành được thiện cảm của vua chúa, quan lại cũng như dân chúng Đại Việt lúc bấy giờ. Các giáo sĩ phương Tây coi việc chữa bệnh là một trong những phương pháp tiếp cận hiệu quả với người bản xứ. Luận án tiến sĩ lịch sử Chuyên ngành Lịch sử Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đỗ Quang Hưng Tác giả: Bùi Thị Hà Số trang: 185 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Học viện Khoa học Xã hội 2019 Link Download https://drive.google.com/open?id=1J8-QnVtsawRpeW5I2W_lxfB3lK8Yz0S8https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1