Ý Thức Phái Tính Trong Thơ Nữ Việt Nam Đương ĐạiCông cuộc đấu tranh cho bình đẳng, bình quyền đã bước đi cùng với những thăng trầm của lịch sử, xã hội Việt Nam suốt những thế kỉ qua. Trong thời gian ấy, người phụ nữ - những người xứng đáng có được công bằng, hạnh phúc đã phải chịu nhiều thiệt thòi, bất công. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải sống với sự kìm kẹp của những tư tưởng cổ hủ: “tam tòng, tứ đức”, “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”… Có người cam chịu, có người dám mạnh mẽ đấu tranh. Khi chế độ phong kiến sụp đổ, lịch sử bước sang trang mới, tư tưởng xã hội thay đổi, người phụ nữ đã phần nào được cởi trói nhưng bình đẳng, hạnh phúc vẫn chưa đến bên những thân phận mỏng manh. Ngày nay, những ước vọng của phái nữ vẫn chưa được đáp ứng một cách trọn vẹn nên cuộc đấu tranh vẫn diễn ra. Văn học đã và đang góp phần vào cuộc đấu tranh đó. Trên thi đàn hiện nay, tiếng nói phái tính trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết bởi sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ. Những nhà thơ nữ đã dùng thơ ca để thể hiện khát khao của giới mình - những ước mong đầy nữ tính, thật mãnh liệt của người phụ nữ. Họ không ngại ngần đưa cả những điều thầm kín nhất vào thơ. Họ dùng thơ như một vũ khí sắc bén để đòi quyền bình đẳng, hạnh phúc cho giới mình. Tiếng nói phái tính chưa bao giờ mãnh liệt như giai đoạn hiện nay. Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh Tác giả: Nguyễn Thị Thuận Số trang: 61 Kiểu file: PDF Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học sư phạm Hà Nội 2 2018 Link Download http://thuvien.hpu2.edu.vn/index.ph...Trung-Hoa-duoi-thoi-Minh-1368-1644-2018-14073 https://drive.google.com/uc?id=1Me6quMHfm6sQi2WjifNNdPy2lv2ZgUb0https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1