Người Raglai ở Việt Nam thuộc nhóm ngôn ngữ Mã Lai- Đa Đảo (Chăm, Churu, Ê Đê, Raglai, Jarai), hiện nay cư trú gần như khắp các tỉnh, thành phố trên địa bàn cả nước, nhưng chủ yếu tập trung ở khu vực miền núi từ tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và rải rác ở các tỉnh Phú Yên, Lâm Đồng. Trong quá trình sinh tồn và phát triển, người Raglai đã sáng tạo kho tàng văn hóa dân gian mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc của họ mà tiêu biểu là ngữ văn, kiến trúc nhà ở, nhà mồ, lễ hội… Là người đã công tác từ nhiều năm nay ở huyện Khánh Sơn tỉnh Khánh Hòa, địa bàn cư trú chủ yếu của nhóm Raglai Bắc, chúng tôi đã khảo sát và sưu tầm một số tác phNm trong kho tàng ngữ văn dân gian Raglai như Sử thi (akhàt jucar), truyện cổ (akhàt ter), thành ngữ, tục ngữ, ca dao (pacap, pađic pajơu), dân ca (manhĩ)…và đã nghe họ nói về biển, nói về xứ sở xa xăm nơi có Mủq cơi (tổ tiên) của họ đang ngự trị; nghe họ hát, kể về những con tàu, con thuyền, về hình ảnh của biển lớn sông to, về niềm tin vào biển cả… về một môi trường tự nhiên hoàn toàn xa lạ với núi rừng muôn đời nay đã và đang bảo bọc che chở, nuôi sống họ. Luận văn thạc sĩ văn hóa Chuyên ngành Văn hóa học Người hướng dẫn: PGS. TS. Phan Thu Hiền Tác giả: Trần Kiêm Hoàng Số trang: 218 File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. HCM 2009 Link Download https://drive.google.com/file/d/1C-nFWotwQq-sbkUjFiJKNfJZXOWI2VMehttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1