Yếu Tố Vô Thức Trong Thơ Hoàng CầmPhân tâm học đã, đang và sẽ là chiếc chìa khóa để đi vào phần khuất lấp nhất trong quá trình sáng tạo và thế giới nghệ thuật của các nhà thơ. Phê bình phân tâm học ở Việt Nam xuất hiện từ những năm 30 của thế kỉ XX nhưng sau đó bị cấm kị trong một khoảng thời gian dài cho đến khi đất nước đổi mới thì được phục hồi và phát triển. Trênmọi chặng trong con đường chìm nổi ấy, phê bình phân tâm học đều ít nhiều đạt được những thành tựu nhất định, góp phần đem lại sự đa dạng trong nghiên cứu phê bình văn học. Một trong những con đường rộng mở mà chiếc chìa khóa phân tâm học đưa giới lý luận văn học đến đó là nghiên cứu yếu tố vô thức trong tác phẩm của các thi nhân. Trong văn học hiện đại của Bắc Ninh - Kinh Bắc, có thể nói Hoàng Cầm là nhà thơ lớn nhất. Cùng với dân ca quan họ, với những hội hè đình đám… thì thơ Hoàng Cầm là đặc sản tuyệt vời của vùng quê phên dậu kinh thành. Nói như nhà văn Đỗ Chu thì Hoàng Cầm “là ngọn gió lành, là hồn cốt của xứ Kinh Bắc, là sự hoành tráng sang trọng, là âm vang của miền đất ngàn năm văn vật” [4, 18]. Có lẽ mỗi người học trò Bắc Ninh đều biết tên thi nhân như biết tên quê hương, đều đọc và thuộcthơ của thi sĩ như đã từng đi và thuộc các con đường, dòng sông trên xứ sở của họ. Luận văn thạc sỹ văn học Chuyên ngành Lý luận văn học Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trần Khánh Thành Tác giả: Lê Công Phương Anh 107 Trang File PDF-TRUE Ngôn ngữ: Tiếng Việt Đại học Quốc gia 2014 Link Download http://dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/DigitalItemViewPage.external?sp=1055239 https://drive.google.com/file/d/14lRii7ALuRoe0Sv0ZizNAuu7h1CZzc5yhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1