Luận Án Tiến Sĩ Dạy Học Dân Ca Nghi Lễ Hát Thờ Cho Sinh Viên Đại Học Sư Phạm Âm Nhạc

Discussion in 'Lý Luận Và Phương Pháp Dạy Học - Môn Âm Nhạc' started by quanh.bv, Oct 27, 2023.

  1. quanh.bv

    quanh.bv Administrator Quản Trị Viên

    upload_2023-10-27_20-37-38.png
    Đề tài là một nghiên cứu mới về dân ca nghi lễ Hát thờ cho sinh viên Đại học Sư phạm Âm nhạc. Chúng tôi đúc rút lại một số luận điểm của luận án như sau:
    Thứ nhất: Nêu rõ vai trò, ý nghĩa của các thể loại dân ca Hát Xoan, Hát Dô, Hát Dậm trong đời sống người dân quê hương các thể loại dân ca này; nêu rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của dạy học dân ca NLHT với SV Đại học SPAN, từ đó đề xuất biện pháp đưa dân ca Hát Xoan, Hát Dô, Hát Dậm vào chương trình đào tạo SV ngành SPAN hệ Đại học.
    Thứ hai: Luận án phân tích và luận giải một số nội dung cơ bản về dạy học dân ca NLHT: các khái niệm liên quan đến đề tài nghiên cứu như: Dân ca, dân ca NLHT, dạy học dân ca NLHT; mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học dân ca NLHT.
    Thứ ba: Bổ sung những bản phổ âm nhạc được ghi chép qua phỏng vấn, ghi âm nghệ nhân Hát Xoan, Hát Dô, Hát Dậm và lý giải về nguồn gốc lịch sử, khung niên đại của các thể loại dân ca Hát Xoan, Hát Dô, Hát Dậm.
    Thứ tư: Phân tích về truyền thuyết lịch sử, về lời ca và âm nhạc để chứng minh Hát Xoan là thể loại dân ca cổ nhất của người Việt ở nước ta, được hình thành trong sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của một vùng dân ca là trung tâm của nhà nước Văn Lang, nhà nước đầu tiên ở nước ta.
    • Luận án tiến sĩ giáo dục
    • Chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học Âm nhạc
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Trọng Toàn
    • Tác giả: Nguyễn Thanh Tiến
    • Số trang: 279
    • Kiểu file: PDF_TRUE
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương 2022
    Link Download
    http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.31&view=41354
    https://drive.google.com/file/d/1VGE7kuqWqP2YYEo8Od5D2ouPRqSgxwQb
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page