“Nghề chơi cũng lắm công phu”, huống hồ chơi… chữ ! Chơi chữ cần có những yếu tố không phải ai cũng gom được đủ; có học đã đành, nhưng lại phải có tài. Học có hàm-súc, mới biết dùng chữ cho rành rẽ, dùng điển cho đích đáng, khiến câu văn ít lời mà nhiều ý; tài có mẫn tiệp, mới lĩnh hội được mau lẹ những nét trội trong một cảnh huống, và diễn xuất ra một cách nhanh chóng đột ngột, hồ như là tự nhiên. Trong văn chương ta, có nhiều lối chơi: thơ, phú, câu đối, tập Kiều, sử dụng lối nào là tùy theo tình, theo cảnh, theo cách cấu tứ mà phô diễn ra cho phù hợp với nguồn cảm hứng trong giớ phút đó của nhà văn. Từ đầu thế kỷ đến nay, lối chơi chữ bằng Hán văn tế nhị và uyên áo dần dần trở nên thưa thớt, nhường chỗ cho lối chơi chữ bằng quốc văn, cũng tế nhị không kém, nhưng đỡ công phu hơn và ít sử dụng đến kho điển tích. Đến cái buổi mưa Âu gió Mỹ thì thi phú gặp nhiều khó khăn. Người ta chơi chữ một cách dễ dãi hơn, nhưng bao giờ cũng rí rỏm, hóm hỉnh. Là vì năng khiếu trào lộng của dân tộc là một thiên tư không bao giờ mất được: Nếu nó không diễn xuất bằng lối này, ắt nó sẽ diễn xuất bằng lối khác, tùy theo hoàn cảnh, tùy theo những chất liệu mà hoàn cảnh cung cấp cho. Chơi Chữ NXB Nam Chi Tùng Thư 1970 Lãng Nhân 316 Trang File PDF-SCAN Link Download http://nitroflare.com/view/E1494CF206E337Fhttps://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1