Khi viết về Tự Lực Văn Đoàn trong cuốn Nhà Văn Hiện Đại, Vũ Ngọc Phan chỉ nhắc qua đến đến bộ Sách Hồng, không coi là những tác phẩm văn chương quan trọng. Phạm Thế Ngũ trong Việt Nam Văn Học Giản Ước Tân Biên không nói tới các sách này. Trong Bảng Lược đồ Văn Học Việt Nam - Quyển Hạ - Ba thế hệ của nền văn học mới (1862-1945) (Trình Bầy, Sài Gòn, 1967) Thanh Lãng chú ý đến Sách Hồng hơn, ông viết: “Hai loại xuất bản lớn ra đời do những nhà văn thời danh chủ trương : chúng tôi muốn nói đến hai tủ sách : Sách Truyền Bá và Sách Hồng. Các nhà văn thi nhau mà lục lọi tìm tòi trong di sản cũ những truyện biến ngôn, những truyện hoang đường để mặc cho chúng những bộ áo mới duyên dáng và thi vị hơn. Ngay trong loại Sách Truyền Bá và Sách Hồng, ta cũng có thể gặp nhiều tác phẩm quả thực có giá trị lâu bền. Những huyền truyện trên đây gây trong dân chúng một tiếng vang to tát : chúng là món ăn tinh thần hợp giọng của thanh thiếu niên đang ham mê những cảnh thần tiên, mơ mộng. Không nguyên giải trí, Sách Truyền Bá và Sách Hồng còn là những phương tiện hiệu lực vô cùng để truyền bá chữ quốc ngữ và phổ thông vào trong dân chúng nghệ thuật mới. So sánh với các huyền truyện của Huỳnh Tịnh Của, của Trương Vĩnh Ký, hay của Phan Kế Bính, các huyền truyện trong hai tủ sách Truyền Bá và Sách Hồng đã vượt hẳn lên một bậc : cách kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ; ý tưởng sâu sắc; văn từ dễ dãi, nhất là lưu loát.” (trang 711-712; dẫn lại theo Luận văn chưa ấn hành viết về Khái Hưng của Tanaka Aki (田中 あき), sinh viên Đại học Ngoại ngữ Tokyo – tên chính thức là Đông Kinh Ngoại Quốc Ngữ Đại học). Sách Hồng Số 31 Con Hươu Sao NXB Đời Nay 1944 Hoàng Đạo 36 Trang File PDF-SCAN Link download https://nitro.download/view/B59A09C9CC14972https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1