Luận Văn Thạc Sĩ Đánh Giá Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Dòng Chảy Trạm Đồng Trăng, Sông Cái Nha Trang

Discussion in 'Chuyên Ngành Thủy Văn Học' started by nhandanglv123, Jul 31, 2019.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Đánh Giá Tác Động Của Biến Đổi Khí Hậu Đến Dòng Chảy Trạm Đồng Trăng, Sông Cái Nha Trang Tỉnh Khánh Hòa
    Sông Cái Nha Trang (còn có tên gọi là sông Phú Lộc, sông Cù) là sông lớn nhất tỉnh Khánh Hòa có chiều dài khoảng 79km, tuy ngắn nhưng giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa. Nhìn chung, dòng chảy trên lưu vực sông Cái Nha Trang chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa lũ kéo dài 4 tháng, bắt đầu từ tháng IX và kết thúc vào tháng XII. Lũ các sông thuộc lưu vực sông Cái Nha Trang tương tự các sông khác ở khu vực miền Trung, khi có nước tập trung nhanh, lên xuống đột ngột, đường quá trình có dạng răng cưa. Nguyên nhân gây lũ như đã nêu chủ yếu do mưa có cường độ lớn, lũ do các hình thế thời tiết đơn độc gây ra thường là lũ thời kỳ đầu và cuối mùa, đường quá trình lũ có đỉnh nhọn (tháng IX, tháng XII); lũ do tổ hợp nhiều hình thế thời tiết phức tạp thường là thời kỳ giữa mùa lũ (tháng X – XI), đường quá trình lũ kéo dài và có nhiều ngọn kế tiếp nhau. Lượng dòng chảy 4 tháng mùa lũ chiếm từ 65% – 66% lượng dòng chảy cả năm. Tổng lượng dòng chảy (W) phụ thuộc vào độ sâu dòng chảy (Y) và diện tích lưu vực F, có giá trị lớn nhất đối với sông Cái Nha Trang 2319 triệu m3 .
    • Luận văn thạc sĩ địa lý
    • Chuyên ngành Thủy văn học
    • Người hướng dẫn: PGS. TS. Trần Ngọc Anh
    • Tác giả: Nguyễn Thị Phương
    • Số trang: 100
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học Khoa Học Tự Nhiên 2017
    Link Download
    http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/62427
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page