Nhà văn Lê Văn Trương (1906-1964), bút hiệu Cô Lý, là nhà báo, nhà văn Việt Nam thời tiền chiến. Ông sinh tại làng Đồng Nhân, nay là khu phố Thịnh Yên, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội. Cha ông gốc người Hà Đông, lên lập nghiệp ở Bắc Giang. Trước Cách mạng Tháng Tám, Lê Văn Trương làm rất nhiều nghề: Công chức Sở Dây thép, khai khẩn đồn điền, thầu khoán, buôn bò, buôn ngọc, buôn lậu... ở nhiều nơi, có khi sang tận Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc. Song, về sau, ông cộng tác với nhiều báo như: Trung Bắc tân văn, Tiểu thuyết thứ Bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích hữu, Truyền bá, Việt Nam hồn… Sau Cách mạng Tháng Tám, ông theo kháng chiến, làm Chủ tịch Ủy ban Đãi vàng Bắc Bộ, vào bộ đội, công tác ở Tiểu ban Văn nghệ, Ban Tuyên huấn thuộc Phòng Chính trị Liên khu III. Sau bị bệnh, ông xin phép về Hà Nội chữa bệnh. Đầu năm 1954, ông vào Sài Gòn làm thầu khoán, viết báo, tái bản sách cho đến cuối đời. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, theo nhiều người, ông đã viết gần 200 tác phẩm. Theo bản thống kê của gia đình ông thì còn lưu giữ được 125 tác phẩm, 96 cuốn đã in và 29 cuốn chưa in. Những tác phẩm tiêu biểu của ông: Đưa cháu đồng bạc, Cô Tư Thung, Một người cha, Một lương tâm trong gió, Trong ao tù trưởng giả, Tôi là mẹ, Cánh sen trong bùn, Trường đời, Hai anh em, Hận nghìn đời, Một linh hồn đàn bà, Một cuộc săn vàng, Sợ sống, Ái tình muôn mặt, Đầu bạc đầu xanh, Những thiên tình hận, Lịch sử một tội ác, Triết học sức mạnh, Hai tâm hồn, Người mẹ tội lỗi, Kiếp hoa rơi… Điệu Đàn Muôn Thủa NXB Đời Mới 1941 Lê Văn Trương 146 Trang File PDF-SCAN Link download http://nitroflare.com/view/96FB84348738296https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1