Luận Văn Tốt Nghiệp Giáo Dục Âm Nhạc Cho Trẻ Mầm Non Thông Qua Các Sáng Tác Mới Dựa Trên Thể Loại Đồng Dao

Discussion in 'Chuyên Ngành Giáo Dục Mầm Non' started by nhandanglv123, Oct 21, 2018.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Giáo Dục Âm Nhạc Cho Trẻ Mầm Non Thông Qua Các Sáng Tác Mới Dựa Trên Thể Loại Đồng Dao
    Từ xa xưa ông cha ta đã lao động và sản xuất để đảm bảo sự tồn tại trong thế giới quan loài người. Do nhu cầu và phát triển, thế hệ trước không ngừng hệ thống hóa, khái quát hóa tri thức, kinh nghiệm sản xuất, sinh hoạt cộng đồng và rất nhiều kho tàng tri thức khác nữa. Chính vì vậy ngày nay chúng ta - thế hệ sau đã học hỏi được rất nhiều từ nguồn tri thức đó. Bằng chứng đó là những bài đồng dao, ca dao, tục ngữ được lưu truyền đến ngày nay. Giáo dục âm nhạc là một nội dung quan trọng trong nhà trẻ và trường mẫu giáo. Bằng ngôn ngữ đặc thù của riêng mình là những âm thanh biểu cảm, âm nhạc không chỉ mang lại những cảm giác, những xúc động mạnh mẽ, niềm vui sướng trong cuộc sống tinh thần của trẻ nhỏ mà còn giúp các em biết yêu cái đẹp, mở rộng thêm tầm hiểu biết về thế giới, con người…Ngày nay di sản văn hóa dân tộc là tài sản vô cùng quý hóa của đất nước, là chất liệu gắn kết cộng đồng dân tộc. Việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa thiêng liêng của cha ông là góp phần bảo vệ “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Đồng dao là sản phẩm lao động của nhân dân, là tiếng nói tình cảm, là sản phẩm tinh thần, nó gắn chặt với đời sống nhân dân lao động và có sức sống mãnh liệt qua ngàn đời.
    • Luận văn tốt nghiệp
    • Chuyên ngành Giáo dục mầm non
    • Người hướng dẫn khoa học: ThS. Nguyễn Thị Quỳnh Mai
    • Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
    • Số trang: 70
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học sư phạm Hà Nội 2 2018
    Link Download
    http://thuvien.hpu2.edu.vn/index.ph...oa-luan-tot-nghiep/Nhom-huu-han-KL07382-13933
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page