Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Dinh Dưỡng Nhằm Dự Phòng Tình Trạng Còi Của Trẻ Mầm Non Ở Xã Trung Giã, Huyện Sóc Sơn

Discussion in 'Chuyên Ngành Giáo Dục Mầm Non' started by nhandanglv123, Dec 11, 2018.

  1. nhandanglv123

    nhandanglv123 Moderator

    [​IMG]
    Giáo Dục Dinh Dưỡng Nhằm Dự Phòng Tình Trạng Còi Của Trẻ Mầm Non Ở Xã Trung Giã, Huyện Sóc Sơn, Thành Phố Hà Nội
    Tình trạng còi ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn đang là vấn đề có ý nghĩa về sức khỏe cộng đồng đối với các nước đang phát triển. Từ các dữ liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em các khu vực đã có sự thay đổi rõ rệt. Suy dinh dưỡng (SDD) thể nhẹ cân đã giảm nhanh song tình trạng còi vẫn còn cao. Năm 2011, tỷ lệ còi trên thế giới là 27,5%, ở các nước châu Á là 26,8% [63]. Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Quốc gia tỷ lệ còi của Việt Nam năm 2012 vẫn còn cao chiếm 26,7% trẻ ở dưới 5 tuổi và tới năm 2015 là 24,6% [49]. Trong đó, giai đoạn trẻ có nguy cơ còi cao nhất là từ 12 tới 24 tháng tuổi và giữ ở mức cao cho đến 60 tháng tuổi. Còi là biểu hiện của thiếu dinh dưỡng kéo dài - suy dinh dưỡng mạn tính ở trẻ em do thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết phối hợp với điều kiện vệ sinh nghèo nàn, mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhiều lần và thiếu sự chăm sóc cần thiết. Còi để lại hậu quả lâu dài, ảnh hưởng không chỉ đến phát triển chiều cao mà còn gây tổn thương đến chức năng và cấu trúc của não bộ, do đó làm chậm quá trình phát triển nhận thức và trí tuệ của trẻ [59].
    • Luận văn thạc sĩ Giáo dục
    • Chuyên ngành Giáo dục Mầm non
    • Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hoàng Quý Tỉnh
    • Tác giả: Nguyễn Thị Thuận
    • Số trang: 116
    • Kiểu file: PDF
    • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
    • Đại học sư phạm Hà Nội 2 2017
    Link Download
    http://thuvien.hpu2.edu.vn/index.ph...eu&op=Tin-hoc/Microsoft-PowerPoint-2007-12724
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page