Luận Văn Thạc Sĩ Huỳnh Tịnh Của Và Công Trình Biên Soạn Bộ Đại Nam Quốc Âm Tự Vị

Discussion in 'Viện Đại Học Sài Gòn' started by admin, Feb 12, 2024.

  1. admin

    admin Thư Viện Sách Việt Staff Member Quản Trị Viên

    upload_2024-2-12_8-46-35.png
    Trong các tác phẩm của Huỳnh Tịnh Của, nổi bật nhất là bộ Đại Nam quấc âm tự vị. Qua tác phẩm đồ sộ này, Huỳnh Tịnh Của đóng góp rất nhiều cho việc xây dựng nền quốc văn mới. Nghiên cứu của Huỳnh Tịnh Của được đánh giá là đột phá, táo bạo. Cho đến tận bây giờ, Đại Nam quấc âm tự vị vẫn được coi là pho sách kinh điển của những nhà nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam. Đại Nam quấc âm tự vị được in lần đầu tại Sài Gòn vào các năm 1895 và 1896, sau đó được tái bản nhiều lần. Sau năm 1975, tên sách được chỉnh lại là Đại Nam quốc âm tự vị (chữ quấc đổi thành quốc), cho đúng với chính tả thống nhất. Ấn bản mới nhất do Nhà xuất bản Trẻ in vào năm 1998, bao gồm 2 tập, dày 1.210 trang, tập 1 gồm 608 trang, tập 2 gồm 602 trang.
    Khi soạn Đại Nam quốc âm tự vị, Huỳnh Tịnh Của chủ trương làm một cuốn tự vị ngắn gọn, chỉ liệt kê các tiếng và định nghĩa một cách vắn tắt, chứ không chú giải, dẫn giải điển tích. Ông viết: “Có kẻ hỏi tự điển, tự vị khác nhau thế nào? Sao sách ta làm kêu là tự vị mà không gọi là tự điền? Tự điển, tự vị khác nhau có một sự rộng hẹp. Tự điển phải có chú giải, mỗi chữ, mỗi tiếng đều phải dẫn điển, dẫn tích, nguyên là chữ sách nào, nguyên là lời ai nói, cả thảy đều phải có kinh truyện làm thầy? Còn như tự vị cũng là sách hội biên các thứ chữ cùng các tiếng nói, song trong ấy thích chữ một, nghĩa một, mà không dẫn điển tích gì”.
    • Luận văn cao học ngữ học
    • Chuyên ngành ngữ học
    • Tác giả: Nguyễn Văn Y
    • Hướng dẫn: Gs Lê Ngọc Trụ
    • 177 Trang
    • File PDF-SCAN
    • ĐH Văn Khoa Sài Gòn 1974
    Link download
    https://drive.google.com/file/d/1LRtyx-P3Q48u1Nkd44EP9Vfu9kEW61P9
    https://drive.google.com/drive/folders/1yLBzZ1rSQoNjmWeJTM6cEZ3WGQHg04L1
     

Share This Page